BẢN TIN KINH TẾ THÁNG 08/2021

  • 01. Đề xuất ưu tiên tiêm Vaccine cho tài xế, phụ xe ngành vận tải, logistics
    01. Đề xuất ưu tiên tiêm Vaccine cho tài xế, phụ xe ngành vận tải, logistics
  • 02. XIAOMI - Hãng Smartphone tăng trưởng duy nhất tại Việt Nam
    02. XIAOMI - Hãng Smartphone tăng trưởng duy nhất tại Việt Nam
  • 03. Giảm ùn tắt tại Cảng Cát Lái
    03. Giảm ùn tắt tại Cảng Cát Lái
  • 04. Covid-19 thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng
    04. Covid-19 thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng
  • 05. Quyết định thu thuế cuối năm với Google, Facebook, Netflix, Youtube
    05. Quyết định thu thuế cuối năm với Google, Facebook, Netflix, Youtube
  • 06. Iphone 13 "On the go"
    06. Iphone 13 "On the go"
  • 07. Gỡ nút thắt cho Logistics Thương mại điện tử
    07. Gỡ nút thắt cho Logistics Thương mại điện tử
  • 08. Tiki bán cổ phần cho công ty Singapore
    08. Tiki bán cổ phần cho công ty Singapore

01. Đề xuất ưu tiên tiêm Vaccine cho tài xế, phụ xe ngành vận tải, logistics

Do chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, nhiều tỉnh thành thời gian qua chưa ưu tiên tiêm vaccine cho lao động ngành Logistics. Đồng thời, các biện pháp chống dịch làm phát sinh thêm nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa.

Logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hoá là mạch máu của hoạt động kinh tế đất nước, trong đó có sản xuất công nghiệp. Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố bổ sung đối tượng lao động trong ngành vận tải, logistics, nhất là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu,… vào đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine như lực lượng tuyến đầu chống dịch.

02. XIAOMI – Hãng Smartphone tăng trưởng duy nhất tại Việt Nam

Theo số liệu nghiên cứu của Canalys, đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu 2021 đã ảnh hưởng lớn tới nhiều hãng smartphone trong nước. Xiaomi là cái tên duy nhất có tình hình kinh doanh khởi sắc, trái ngược với 4 nhà sản xuất còn lại trong top 5, khi có mức tăng trưởng 68%. Ở thị trường Đông Nam Á, con số tăng trưởng của Xiaomi còn ấn tượng hơn, 107%.

Số liệu “sell-in” không tương ứng lượng máy thực tế tới tay người dùng cuối, nhưng phản ảnh gần đúng kết quả kinh doanh của từng hãng.

Theo công bố mới của Counterpoint Research, Xiaomi lần đầu trở thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu trong tháng 6 với 17,1% thị phần, vượt Samsung (15,7%) và Apple (14,4%).

Hãng điện thoại này cũng là thương hiệu có sức phát triển nhanh nhất. Doanh số tăng 26% so với tháng trước đó. Xét trong toàn quý II năm 2021, doanh số của Xiaomi đứng thứ 2 toàn cầu với 16,1% thị phần, đứng sau Samsung (17,6%).

03. Giảm ùn tắc tại Cảng Cát Lái

Đầu tháng 8, các tỉnh, thành phố phía Nam đồng loạt thực hiện giãn cách xã hội, nhiều đơn vị tạm ngừng sản xuất khiến cho cảng Cát Lái đứng trước nguy cơ tắc nghẽn do khó khăn trong công tác giải phóng hàng nhập khẩu. Để giải quyết tình trạng trên, Cục Hàng hải Việt Nam đã thống nhất với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức triển khai thực hiện ba nhóm giải pháp từ ngày 31/7 đến ngày 4/8 để giảm hàng tồn ở cảng Cát Lái.

Ba nhóm giải pháp được đưa ra đã bắt đầu phát huy hiệu quả, bao gồm: tăng cường giải phóng hàng khỏi cảng, điều chỉnh phương án xếp dỡ container và tạm ngừng nhập hàng về Cát Lái. Cụ thể, đến ngày 4/8, số lượt tàu ra vào cảng đã giảm 28% so với tuần trước. Lượng hàng nhập cũng đã giảm gần 33%, tương đương khoảng 6.400 Teus (đơn vị đo sức chứa hàng hóa).

04. Covid-19 thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng

Theo khảo sát do Deloitte thực hiện với 200 lãnh đạo cấp cao ở khu vực Bắc Mỹ, châu u, châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 cho thấy, Covid-19 định hình lại xu thế toàn cầu trong lĩnh vực ngân hàng. Việc cách ly xã hội làm cho khách hàng ngày càng có nhiều trải nghiệm số hơn. Đồng thời điều này cũng khiến cho các ngân hàng tích cực hơn trong công cuộc chuyển đổi số, các đơn vị chú tâm hơn vào đầu tư AI, ứng dụng RPA, tiến tới tự động hóa thông minh.

Một điểm đặc biệt trong khảo sát của Deloitte Việt Nam năm 2020 cho thấy, mặc dù hoạt động của khách hàng trên các nền tảng số tăng, doanh số bán hàng tăng, các ngân hàng có thể cắt giảm chi phí nhưng việc này không đồng nghĩa với mức độ hài lòng của khách hàng tăng. Các ngân hàng nên đưa ra các chiến lược để giữ chân khách hàng, sau đó áp dụng phương thức sử dụng nền tảng số, ứng dụng các công nghệ để đảm bảo nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Điều này hướng tới số hóa, tự động hóa, tối ưu hóa một quy trình giao dịch ngân hàng.

05. Quyết định thu thuế cuối năm với Google, Facebook, Netflix, Youtube

Tổng cục Thuế (trực thuộc Bộ Tài chính) đã đưa ra nhiều giải pháp để tăng thu trong bối cảnh ngân sách gặp khó khăn theo báo cáo về tình hình thu ngân sách tháng 7 và triển khai nhiệm vụ cuối năm. Trong đó, cơ quan thuế phải có các biện pháp yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa thuế đối với thu nhập từ các hoạt động kinh doanh, thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn nước ngoài. Các doanh nghiệp này chưa đóng thuế đầy đủ và luôn tận dụng mọi kẽ hở để “né” thuế ở Việt Nam.

Ngoài ra, theo Nghị định 70/2021/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 15/9 tới đây, các nền tảng mạng xã hội, trong đó Google, Facebook, Netflix, Youtube,… sẽ phải nộp thuế đầy đủ tại Việt Nam bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua bên thứ 3 là ngân hàng, trung gian tài chính.

06. Iphone 13 “On the go”

Theo một báo cáo từ Nikkei, Luxshare sẽ sản xuất 3% dòng iPhone 13 sắp tới. Báo cáo viết rằng Luxshare, nhà sản xuất linh kiện cho các sản phẩm Apple Watch và AirPods, sẽ phụ trách sản xuất iPhone 13 Pro và chịu trách nhiệm khâu lắp ráp các mẫu cao cấp. Mẫu iPhone mới dự kiến ​​sẽ được công bố vào tháng 9 tới.

Hai công ty mà Luxshare mua lại vào năm ngoái, nhà sản xuất mô-đun máy ảnh Cowell của Hàn Quốc và nhà sản xuất khung kim loại Casetek của Đài Loan, sẽ cung cấp các linh kiện và bộ phận quan trọng cho iPhone mới của năm nay.
Giới quan sát thị trường nhận định, Apple đang sở hữu chuỗi cung ứng điện tử khổng lồ trên toàn cầu, mỗi năm cho ra đời gần 200 triệu chiếc iPhone, 20 triệu chiếc MacBook và hàng chục triệu chiếc AirPods tới người dùng.

07. Gỡ nút thắt cho Logistics Thương mại điện tử

Ngay sau khi Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội, lượng đơn hàng đặt mua qua các sàn thương mại điện tử tăng từ 2-3 lần nhưng các shippers của các sàn này gặp khó khăn khi đưa hàng hóa vào vùng dịch bởi các ứng dụng giao hàng đều phải dừng hoạt động trong quãng thời gian này. Hơn nữa, nhiều điểm giao nhận hàng hóa nằm trong các khu vực phong tỏa nên các sàn thương mại điện tử đang thiếu hụt các điểm giao nhận hàng hóa.

Trước thực trạng trên, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã có Công văn gửi đến Sở Công Thương của các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ; trong đó, đề cập tới nội dung khuyến khích đặt hàng thiết yếu trên các trang thương mại điện tử uy tín, đồng thời đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phối hợp với các sở ngành địa phương như Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế,… xây dựng phương án cụ thể duy trì hệ thống giao nhận hàng ở các tỉnh, thành phố nói trên sau đó gửi báo cáo cho UBND các tỉnh, thành phố đó.

Trong trường hợp cần thiết, các tỉnh, thành phố có thể thiết lập “Điểm tập kết hàng hóa” được giao bởi các sàn thương mại điện tử ngay tại các khu cách ly tập trung hoặc các khu vực dân cư bị phong tỏa.

08. Tiki bán cổ phần cho công ty Singapore

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông báo đã tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của Công ty Tiki Global Pte. Ltd và Công ty Cổ phần Tiki. Theo đó, Công ty Cổ phần Tiki dự kiến chuyển nhượng 90,5% cổ phần của cho Công ty Tiki Global Pte. Ltd sau khi phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chào bán riêng lẻ. Điều này có nghĩa, Cong ty Tiki Global sẽ giành được quyền kiểm soát và chi phối Tiki.

Giới chuyên môn nhận định, động thái này của Tiki là nhằm biến mình trở thành một công ty thuộc Singapore để được hưởng nhiều ưu đãi ở đất nước này. Trước Tiki, nhiều startup khác cũng đã có những động thái tương tự khi lập công ty ở nước ngoài và đầu tư ngược lại vào pháp nhân trong nước, nổi bật là Cốc Cốc, Telio, Topica,…

Xem bài viết gốc tại: Fanpage International Business Club


Nguồn: Vnexpress vtv.vn baotintuc.vn startup.vnexpress.net


International Business Club
Logo
Enable registration in settings - general